Xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những mục xét nghiệm phổ biến và được ứng dụng nhiều trong việc khám chữa bệnh. Những bước xét nghiệm này giúp cho việc theo dõi và chẩn đoán được tình trạng bệnh trong cơ thể. Có thể bạn chưa biết xét nghiệm sinh hóa là như thế nào và ý nghĩa các chỉ số mang lại kết quả gì trong khám chữa bệnh. Cùng tôi tham khảo dưới bài viết này để biết thêm những thông tin chi tiết nhé.
Mục lục
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm bệnh trong máu nhằm đo lường các chất có nồng độ hóa chất trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu sẽ giúp phát hiện ra nguồn máu liên quan đến các bệnh về gan, thận và các cơ quan khác của người nhiễm bệnh. Lượng máu có chứa các chất bẩn, vi khuẩn xâm nhập là tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa khác nhau, tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán đưa ra những chỉ định phù hợp để đo lường xét nghiệm nào phù hợp.
xem thêm: Khi nào cần xét nghiệm huyết học và ý nghĩa xét nghiệm trong y khoa
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa
Ure máu
Ure là chất thoái hóa của các protein trong cơ thể, và được đào thải qua đường nước tiểu. Xét nghiệm Ure sẽ phát hiện ra các loại bệnh có chức năng làm tổn hại đến thận, theo dõi quá trình bệnh về thận để đánh giá tình trạng đưa ra các mức chế độ protein trong ăn uống.
Khi Ure trong máu tăng dẫn đến các loại bệnh như: viêm thận, sỏi thận, viêm bạch cầu thận, mất nước do sốt rét cao,…
Khi Ure trong máu giảm do thiếu protein, truyền nhiều dịch, phụ nữ mang thai, suy giảm chức năng gan,…
Creatinin huyết thanh
Là sản phẩm của các quá trình đào thải của các creatinin phosphat ở cơ, và được lọc hoàn toàn qua các cầu thận, không được các ống thận hấp thụ lại.
Giá trị bình thường của Creatinin huyết thanh của nam từ 62 – 120 mmol/l , còn với nữ từ 60 – 100 mmol/l.
Khi giá trị Creatinin huyết thanh tăng điều này dẫn đến các bệnh suy thận, tăng huyết áp, gout,…
Còn khi giá trị giảm trong trường hợp phụ nữ có thai, teo cơ, sử dụng thuốc chống động kinh,…
AST, ALT, GGT
Các chỉ số này nói lên những bệnh lý về gan, đánh giá về độ tổn hại gan khi liên quan đến những chất kích thích rượu bia, viêm gan do vi trùng. Có giá trị ở mức bình thường đối với nữ là <35 U/L, còn với nam <50 U/L.
ALP
Chỉ số này thường xuất hiện ở bệnh lý về xương và gan. ALP tăng trong gan mật, rối loạn các chức năng hoạt động của bộ phận này. Còn về xương làm bệnh lý còi xương, nhuyễn xương, ung thư tiền liệt tuyến,…
Bilirubin
Chỉ số Bilirubin chỉ định và theo dõi tình trạng về vàng da do tan huyết, viêm gan, tắc mật.
Albumin
Đây là protein có trong gan, chiếm khoảng 60% tổng protein có trong huyết thanh. Chức năng Albumin là tạo ra áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại,… cung cấp acid amin cho protein ở mô.
Chỉ số đường huyết
Chỉ số này giúp bạn nhận ra về tình trạng đái tháo đường trong nước tiểu. Đưa ra sư sinh hoạt ăn uống để hạn chế chất protein có đường. Chỉ số này giúp theo dõi bệnh và có những biện pháp phòng ngừa.
Chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Cholesterol toàn phần
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid. Đánh giá về tổng thể các bệnh xơ vữa động mạch vành, đánh giá chức năng gan, người bệnh tăng huyết áp,…
HDL-C
Đây là xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu. HDL-C có vai trò chuyển cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu trở về gan, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch, đây có thể được gọi là cholesterol tốt trong cơ thể.
Triglycerid
Chỉ số này chỉ định về những bệnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạnh, người béo phì, lười vận động.
Xét nghiệm ion đồ
Na+
Na+ có tác dụng giữ nước, khi Na+ thừa trong dịch ngoại bào thì nước được tái hấp thu nhiều ở thận.
Nồng độ trung bình mức bình thường từ 125 – 145 mmol/l. Nếu có sự gia tăng nồng độ trong trường hợp mất nước quá nhiều, còn khi giảm trong trường hợp ứ dịch do suy tim, suy thận, xơ gan,…
K+
Nồng độ bình thường trong máu là 3 – 5 mmol/l. Khi nồng độ gia tăng cao do suy thận, hoặc do sử dụng các thuốc tăng giữ kali như thuốc tăng tiểu lợi tiểu tiết kiệm kali,…
Khi nồng độ giảm do mất qua đường tiêu hóa, nôn mửa, mất qua đường tiểu,…
Ca++
Là một dạng ion có nhiều trong cơ thể, nhưng chỉ có 0,5% tổng lượng được trao đổi. Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền thần kinh và quá trình giữ máu của cơ thể.
Xét nghiệm acid uric
Xét nghiệm acid uric chẩn đoán rõ bệnh gout, bệnh thận,..
Chỉ số acid uric ở mức bình thường với nam giới :180 – 420 mmol/l còn với nữ giới: 150 – 360 mmol/l.
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu thường được kết luận dưới dạng số, với đo lường nồng độ tương ứng. Kết luận thường được dựa trên tuổi tác, giới tính và có bệnh nền hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có những phương pháp chữa trị và theo dõi bệnh nhân một cách tổng quan.
Trong trường hợp bệnh nhân xét nghiệm tổng thể, có những kết quả chỉ số bất thường cần được đưa lên nơi chuyên khoa khám chữa bệnh, và cần được thăm khám lại. Còn nếu kết quả có chỉ số bình thường thì sẽ giữ lại để so sánh với những lần thăm khám tiếp theo.
Xét nghiệm sinh hóa máu được coi là hạng mục xét nghiệm phức tạp và có nhiều chỉ số khác nhau. Nên vì vậy cần được phân tích rõ, và có độ chuẩn xác, thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe, theo dõi và điều trị bệnh. Trên là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến mọi người biết rõ hơn về xét nghiệm sinh hóa máu và ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm.
Để có được một kết quả tốt bạn nên đến thăm khám những nơi có uy tín và có chất lượng chuyên môn cao.
xem thêm tại: Một số thông tin bạn cần biết về hóa chất xét nghiệm huyết họ