Hiện tượng đông máu là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu khi bị thương, ngăn chặn hiện tượng mất máu ra ngoài. Tình trạng này xảy ra như thế nào? và bệnh rối loạn đông máu có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây giúp mọi người có những thông tin về hiện tượng này, cùng tôi tham khảo nhé.
Mục lục
Quá trình đông máu là gì?
Đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tạo thành những cục máu đông. Là quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang trạng thái đông cứng do chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan và các sợi fibrin này trùng hợp tạo thành mạng lưới giữ các thành phần của máu là chúng đông lại.
Tùy vào vị trí chảy máu sẽ quyết định con đường đông máu nào được khởi động.
- Đông máu nội sinh được khởi phát khi có tiếp xúc giữa máu với lớp dưới nội mạc.
- Đông máu ngoại sinh khởi phát khi có tình trạng tổn thương đối với mô hay vi thành mạch máu.
Máu được cầm bởi chỗ bị thương khi bị che phủ bởi các cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn đông máu sẽ dẫn đến hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.
Cần làm xét nghiệm đông máu vào trường hợp nào?
Xét nghiệm đông máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá được khả năng độ đông máu trong cơ thể bạn diễn ra như thế nào và quá trình này diễn ra trong bao lâu.
- Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định khám xét nghiệm đông máu khi gặp phải những vấn đề dưới đây:
- Bạn bị chảy máu không thể cầm lại được hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm bất thường.
- Kiểm tra xem liều lượng Warfarin bạn đã dùng một cách phù hợp hay chưa.
- Quá trình đông máu không thiếu được vitamin K, vì vậy xét nghiệm sẽ giúp bạn nhận biết trong cơ thể có thiếu chất vitamin này không.
- Gan là nơi tạo ra các yếu tố đông máu, chính vì vậy để kiểm tra hoạt động của gan cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu.
- Chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn đông máu, mức độ rối loạn đông máu cũng như tiến triển của bệnh giúp bác sĩ xác định được những biện pháp điều trị cần thiết dành cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm đông máu đóng vai trò quan trọng trong các chuẩn đoán bất thường về đông máu. Nếu hiện tượng xảy ra đối với mắt thường cũng không thể nói lên được kết quả chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến người bệnh cũng kết quả điều trị của bệnh nhân.
xem thêm: Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu
Một số gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu chúng tôi muốn gửi đến mọi người cần lưu ý:
- Một số loại protein kích thích bởi nhiệt độ, nồng độ các mẫu xét nghiệm sẽ giảm nếu giữ ở nhiệt độ trong phòng.
- Phụ nữ đang mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai làm cho nồng độ trong máu tăng.
- Khi bị căng thẳng, viêm nhiễm các yếu tố đông máu có thể sẽ tăng và làm cho độ chính xác về kết quả bị sai lệch.
Tình trạng rối loạn quá trình đông máu là gì?
Rối loạn đông máu là một bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra hiện tượng không thể đông máu khi chảy. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể cơ thể thiếu protein trong máu, hay protein trong máu không hoạt động bình thường, cũng có khi gặp nguyên nhân gây thiếu hụt các yếu tố đông máu hay yếu tố đông máu bất thường.
Các nguyên nhân gây nên tác động của bệnh hay gặp liên quan đến các yếu tố trong máu là:
- Rối loạn chức năng tiểu cầu.
- Thiếu vitamin K
- Do yếu tố thành mạch: thành mạch bị tổn thương, cấu trúc của thành mạch biến đổi.
- Di truyền: do di truyền từ bố mẹ sang con,
Rối loạn đông máu có gây nguy hiểm không?
Tình trạng của căn bệnh này rất nguy hiểm với các triệu chứng mắc phải như:
- Người bệnh hay bị chảy máu cam, hoặc chảy máu chân răng, lợi.
- Các trường hợp chảy máu quá nhiều khi trải qua phẫu thuật, chấn thương.
- Thường xuyên bị chảy máu bất thường nhưng không nguyên nhân từ đâu.
- Ở phụ nữ, rối loạn đông máu còn dẫn đến triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như những ngày kinh nguyệt, lượng kinh ra quá nhiều và kéo dài.
- Bệnh nhân xuất hiện một số biểu hiện cơ thể mệt mỏi giống khi thiếu máu, da xanh và thường xuyên bị đau đầu.
Tổng hợp xét nghiệm đánh giá rối loạn đông máu
Khi bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên bạn nên đến tìm gặp bác sĩ thực hiện các xét nghiệm để theo dõi và đánh giá, một số xét nghiệm đó là:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá số lượng tiểu cầu.
- Xét nghiệm thời gian chảy máu, thời gian máu đông để khảo sát quá trình đông máu.
- Xét nghiệm các tình trạng gây nên yếu tố đông máu.
- Xét nghiệm tổng hợp bao gồm: các xét nghiệm PT, aPTT, TT, Fibrinogen.
- Xét nghiệm độ tập trung tiểu cẩu để đánh giá các chức năng tiểu cầu.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về cơ chế đông máu như thế nào và căn bệnh rối loạn đông máu sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Để chẩn đoán rối loạn đông máu, bệnh nhân cần phải kết hợp với những thiết bị xét nghiệm. Phú Vinh Med là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực máy xét nghiệm có độ chẩn đoán chính xác cao. Điều đó giúp cho bệnh nhân biết rõ được tình trạng của bệnh.
Bạn hoàn toàn tin tưởng về chất lượng, mật độ kết quả chính xác cực kỳ cao. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua đường Hotline chúng tôi: 024.3520.2226 – 0938.238.868.